ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1

Đại Học Tài Chính Marketing.
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối)

Go down 
Tác giảThông điệp
max_tomato
Member
Member
max_tomato


Posts : 12
Join date : 05/08/2009

các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối) Empty
Bài gửiTiêu đề: các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối)   các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối) I_icon_minitimeWed Aug 12, 2009 3:12 pm

Câu hỏi: “Điều làm anh (chị) hài lòng nhất trong công việc này là gì?”
Quý vị cần trả lời bằng những thông tin mà người đối diện đã cung cấp cho Quý vị, trong tình huống cẩn thiết nên nêu câu hỏi để làm rõ vấn đề: “Hiện nay phòng nào của Quý Anh/Chị ít người nhất?”, hoặc là: “Quý Anh/Chị có thể nói khái quát tình hình của công việc trong một ngày không?”.
Về công việc, thì lợi ích lớn nhất đều tồn tại ở các phòng và cả Công ty, đó chính là lợi ích của chính Quý vị vì vậy câu trả lời của Quý vị cần phải thể hiện phù hợp với thách thức và yêu cầu hiện nay, đó cũng chính là điều Quý vị thích nhất và chính đó là những đòi hỏi và thách thức mà Công ty đang phải đối mặt như nơi làm việc bận rộn nhất, những phòng quan trọng nhất, hoặc là những vị trí đem lại nhiều lợi ích nhất cho Công ty.

Câu hỏi: “Anh (chị) đối phó với công việc căng thẳng như thế nào?”
Câu hỏi này khác với câu hỏi: “Có phải anh (chị) đang làm việc với nhiều áp lực?”. Câu hỏi này chủ yếu là muốn hỏi việc Quý vị xử lý áp lực như thế nào.
“Khi vừa bắt tay vào công việc là tôi đã làm một cách chu đáo, cẩn thận, nên không gây ra những căng thẳng sau này cho công việc.
Tôi thấy nếu như phân tích kỹ càng các nhiệm vụ nặng nề thì bản thân sẽ giành được tính chủ động hơn rất nhiều. Hơn nữa, nâng cao khả năng, phát huy, và giải quyết vấn đề của mình, làm việc khoa học thì sẽ không còn lo lắng đến những công việc căng thẳng”.

Câu hỏi: “Anh (chị) có thể làm việc trong thời gian bao nhiêu lâu ở Công ty chúng tôi?”
Người phỏng vấn có thể đang suy nghĩ đến việc tuyển Quý vị vào làm, vì vậy Quý vị cần phải thúc đây họ ra quyết định cuối cùng. Trả lời câu hỏi này, Quý vị cần phải kết thúc bằng một câu hỏi của mình, hãy đá bóng trở về sân của người đối diện. Có thể nói là: “Tôi rất muốn có được việc làm ổn định trong Công ty của Quý Anh/Chị. Tôi biết chấp hành các mệnh lệnh, nhiệt tình công tác. Với sự tiến bộ và khả năng chuyên môn thì tôi không có lý do gì phải tìm công việc khác. Quý Anh/Chị cho rằng tôi có thể làm việc ở Công ty Quý Anh/Chị trong bao nhiêu lâu?”
Câu hỏi: “Anh (chị) đánh giá như thế nào về cấp trên của mình?”.
Tôi luôn luôn tôn trọng cấp trên và đã học hỏi được rất nhiều từ cấp trên của mình. Thực sự là cấp trên đã dẫn dắt tôi có thể đối mặt với các thách thức lớn lao.

Câu hỏi: “Khi không đồng ý với quan điểm của cấp trên, anh (chị) có nêu quan điểm của mình hay không?”
Hãy nói là: “Có thể”, Quý vị hãy nói từ góc độ đề xuất ý kiến để nâng cao hiệu quả công việc. “Nếu cuộc họp trưng cầu ý kiến của mọi người thì tôi sẽ phát biểu ý kiến. Nhưng tôi sẽ suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người khác. Tôi tuyệt đối không bao giờ mạt sát cấp trên ngay tại buổi họp. Giám đốc cũ của tôi đã nói rất rõ rằng: Giám đốc rất coi trọng ý kiến của tôi vì vậy mà thường xuyên hỏi ý kiến tôi. Nếu tôi thấy có ác cảm với điều gì thì tôi sẽ trao đổi cách suy nghĩ riêng với giám đốc”.

Câu hỏi: “Anh (chị) sẽ nói gì với cấp trên thiếu công bằng?”
Nếu như muốn nói tỷ mỷ thì Quý vị hãy nói như sau: “Tôi sẽ hẹn gặp vị cấp trên thiếu công bằng đó, lựa lời giải thích về những điều tôi cảm thấy lo lắng về mối quan hệ của tôi và cấp trên. Cũng có thể là do tôi thể hiện không theo ý của cấp trên về vấn đề nào đó, vì vậy mà tôi rất mong được chỉ bảo rõ ràng. Tôi sẽ nói chuyện với cấp trên với thái độ và trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người”.

Câu hỏi: “Hãy nói một chút về vai trò của anh (chị) trong tập thể?”
Các bộ phận cần phải dựa vào sự hợp tác của tập thể thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy cần phải tìm mọi cách để nói mình là một người luôn luôn có tinh thần hợp tác: “Khi triển khai công việc, tôi cố gắng để những việc dễ cho người khác, làm như vậy để nâng cao hiệu quả làm việc của đôi bên. Chúng tôi đều phải có trách nhiệm cải thiện bầu không khí làm việc và môi trường làm việc. Điều này đòi hỏi mỗi người chúng tôi đều phải làm việc vì mục tiêu chung của cả tập thể và cần phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho những mục tiêu chung ấy”.
Câu hỏi: “Anh (chị) vẫn đang Iàm việc, vậy làm thế nào để đến đầy phỏng vấn xin việc?”
Quý vị nói gì cũng được, nhưng đừng bao giờ nói là Quý vị xin nghỉ ốm để đến phỏng vấn. Quý vị cần phải trả lời thật bình tĩnh và đường hoàng. Câu trả lời tốt nhất là cần phải để người phỏng vấn cảm thấy thuận tai: bình thường tôi hay làm thêm ca, nên có thời gian nghỉ bù, vì vậy mà hôm nay trước khi đi đến đầy, tôi đã xin phép cấp trên cho tôi nghỉ 1-2 ngày để giải quyết việc riêng. Mặc dù có ý định không muốn làm việc ở đó nữa,nhưng không bao giờ tôi muốn làm tổn thương điều gì đó đối với cấp trên vào giờ phút quan trọng nhất”.

Câu hỏi: “Hợp tác là gì?”.
Câu hỏi này đòi hỏi Quý vị phải giải thích tác dụng của một thành viên trong công việc như thế nào: Hợp tác là một người khi cần thì cần phải hy sinh ham muốn cá nhân, vứt bỏ lợi ích cá nhân để đảm bảo cho tập thể giành được mục tiêu chung. Đó là yêu cầu của tập thể. Hợp tác là thông qua công việc và sự hiểu biết lẫn nhau để tạo ra một sức mạnh tập thể. Sức mạnh ấy được kết hợp từ sức mạnh của từng thành viên trong tập thể.
Câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?”
Câu hỏi này thực chất bao gồm hai câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?”, và: “Anh (chị) tiếp nhận sự phê bình như thế nào?”. Vì vậy, mà câu trả lời của Quý vị cũng cần phải bao gồm cả hai vấn đề này. “Tôi chấp hành các mệnh lệnh của cấp trên rất tốt. Tôi thấy nên chia thành hai loại: Một là, mệnh lệnh cụ thể, tức là cấp trên bố trí công việc hợp lý; Thứ hai là, mệnh lệnh thái quá và sự phê bình. Phần lớn mọi người đều không thích loại mệnh lệnh thứ hai, nhưng tôi tin rằng cấp trên làm như vậy là do lo lắng về trách nhiệm. Vì vậy mà tôi không thấy lạ lẫm khi nghe mệnh lệnh ở trường hợp thứ hai.

Câu hỏi: “Hãy nói sơ qua về tình hình khi công việc và cách suy nghĩ của anh (chị) bị phê bình?”.
Quý vị cần phải nói rõ là Quý vị tiếp nhận sự phê bình như thế nào và phải tường thuật rõ ràng về sai lầm trước kia của mình. Vì vậy Quý vị cần phải kể lại một suy nghĩ, hoặc một động cơ, một kiến nghị xem ra rất tốt nhưng do hiểu nhầm mà bị phê bình.

Câu hỏi: “Anh (chị) thấy cấp trên trước kia của anh (chị) như thế nào?”
Hãy nói ngắn gọn, ôn hoà. Thật bất lợi nếu Quý vị cứ luôn trách móc về sếp cũ của mình. Quý vị nên trả lời: “Tôi rất thích con người sống vì mọi người của anh ấy, tôi tôn trọng anh ấy trong công việc và rất cảm ơn về những gì anh ấy đã chỉ bảo cho tôi”.

Câu hỏi: “Gần đây, anh (chị) đọc cuốn sách nào (hoặc là xem phim gì)?
Anh (chị) có cảm tưởng như thế nào?“ Quý vị nhắc đến những quyển sách, bộ phim giúp nâng cao kiến thức bản thân mình, cho dù là chuyên môn, nghiệp vụ hay là cá tính đều được.

Câu hỏi: “Anh (chị) có thể đạt được điểm mấy trong thang điểm 10?”
Nếu như Quý vị nói là đạt được 10 điểm thì Quý vị đề cao mình quá, nhưng nếu cho mình 7 điểm thì cũng không nên. Tốt nhất là nên nhận từ 8-9 điểm, hãy nói là bản thân sẽ mãi mãi cố gắng với nỗ lực to lớn nhất, nhưng do ngày càng có nhiều người giỏi nên bản thân cần phải có nhiều điểm phải đổi mới.

Câu hỏi: “Anh (chị) đã từng đứng trước những tình huống khó khăn nào nhất?”
Câu hỏi này tìm kiếm thông tin hai mặt: Anh (chị) cho rằng thế nào là khó khăn?. Anh (chị) giải quyết khó khăn như thế nào?. Quý vị phải kể lại một câu chuyện để trả lời cho câu hỏi này, các tình tiết của câu chuyện cần phải thể hiện sự nghiêm trọng, đồng thời bộc lộ được khả năng của Quý vị. Quý vị có thể nói đến khó khăn là cho nhân viên thôi việc. Nhưng một khi đã suy nghĩ đầy đủ và đưa ra được kết luận thì Quý vị đã đặt lợi ích của Công ty lên vị trí hàng đầu và nhanh chóng quyết định hành động.
Về Đầu Trang Go down
 
các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1)
» các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phân2)
» 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí
» In Hóa Đơn GTGT trong 7 ngày
» Những câu hỏi phỏng vấn “xương” nhất

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1 :: Học Tập :: Kỹ Năng Mềm-
Chuyển đến