ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1

Đại Học Tài Chính Marketing.
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
max_tomato
Member
Member
max_tomato


Posts : 12
Join date : 05/08/2009

các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1)   các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1) I_icon_minitimeWed Aug 12, 2009 3:10 pm

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn!

Câu hỏi: “Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?”
Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của Quý vị, mà là muốn tìm hiểu xem Quý vị có được thành công như thế nào. Quý vị cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: "Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể. Thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình. Cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.

Câu hỏi: “Câu hỏi: “Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở Công ty chúng tôi?”
Muốn trả lời được câu hỏi này, Quý vị cần phải nghiên cứu tìm hiểu về Công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc Quý vị tin tưởng rằng Công ty có thể tạo cho Quý vị một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (Công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
“Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể Công ty”.

Câu hỏi: “Anh (chị) thu xếp công việc như thế nào?”
Quý vị cần phải thể hiện mình là người biết sử dụng thời gian. Không ai muốn nhận một nhân viên nào ngồi cho qua ngày, vì vậy Quý vị cần phải thể hiện tính chủ động của mình trong công việc. Quý vị có thể kết thúc như sau: “Sau một ngày hoàn tất công việc và chuẩn bị về nhà, tôi luôn thu dọn chỗ làm việc, và chuẩn bị kế hoạch cho công việc ngày mai”.

Câu hỏi: “Với công việc của Công ty hiện nay, anh (chị) có những kinh nghiệm gì?”
Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để Quý vị giới thiệu mình. Nhưng trước hết, Quý vị cẩn phải hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng. Vị giám khảo không chỉ đang tìm một kỹ sư, một kế toán có năng lực mà là họ đang tìm một người biết giải quyết vấn đề. Trước câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói cho từng người biết khái quát về tình hình công việc. Những thông tin mà Quý vị có được sẽ làm Quý vị trả lời mạch lạc, khoa học hơn.
Như một Công ty đang đứng trước vấn đề vận chuyển hàng hoá bằng đường tàu thuyền thì họ sẽ rất vui khi nghe câu trả lời: “Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, rất thông thạo các thiết bị mà Quý Anh/Chị có, điều nãy sẽ làm tôi nhanh chóng hoà nhập với công việc. Tôi hiểu về những yêu cầu kế hoạch giao hàng và vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuyền. Điểm cuối cùng là tôi luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế, luôn cố gắng hạn chế việc hỏng hóc các linh kiện và tránh không bị trả lại hàng”.

Câu hỏi: “Anh (chị) thích và không thích điểm gì ở công việc?”
Vị giám khảo đang muốn tìm một điểm yếu của Quý vị. Nếu một sinh viên tốt nghiệp trường Luật lại nói là mình không thích tranh luận nhiều với các đồng nghiệp thì điều đó đã khiến sinh viên đó bị trừ điểm.
Vì vậy phải trả lời là Quý vị thích tất cả những việc trước kia, nói rằng công việc trước kia đã tạo cho Quý vị có được rất nhiều kinh nghiệm Quý báu. Nếu Quý vị chỉ trích sếp cũ của mình thì rất có thể Quý vị cũng sẽ bị mất điểm.
Tiếp đó, Quý vị hãy nói: “Tôi rất thích công việc này. Quý Anh/Chị xem, trước đây Công ty chúng tôi phân công công việc rất tỷ mỷ, nhấn mạnh tính chuyên môn hoá. Còn đối với Công ty Quý Anh/Chị, tôi luôn mong muốn được cống hiến nhiều hơn ở mọi lĩnh vực”.

Câu hỏi: “Qua quá trình làm việc, anh (chị) đã học được những điều gì?”
Quý vị cần phải trả lời xoay quanh tình hình chuyên môn và nghiệp vụ. Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem Quý vị có khả năng tìm kiếm và chấp nhận những ý kiến mang tính xây dựng hay không, thái độ lao động có xuất phát từ lợi ích cơ bản của Công ty hay không? Hay là cá nhân có những suy nghĩ thiên kiến riêng tư. “Điều quan trọng là tôi đã hiểu lợi ích của tôi thống nhất với lợi ích của Công ty”.

Câu hỏi: “Anh (chị) cảm thấy thế nào với những kết quả của ngày hôm nay?”
Người phỏng vấn hỏi câu này không chỉ đơn giản là để đánh giá sự tiến bộ của Quý vị mà còn muốn đánh giá về sự tự khẳng định của Quý vị. Quý vị cần phải có câu trả lời khẳng định, song không nên tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng là hình như mình đã làm xong hết mọi công việc rồi. Quý vị cần phải cho người phỏng vấn tin rằng, Quý vị coi mỗi một ngày là một cơ hội để học tập và để giành được thành công, coi Công ty này là một môi trường tốt để Quý vị phát triển khả năng của mình. “Chỉ cần giành được một chút tiến bộ thì tôi cũng không tự thỏa mãn, càng có được nhiều tiến bộ thì tôi càng muốn làm việc và học hỏi nhiều hơn”.

Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói sơ qua về việc anh (chị) đã được thăng tiến ở Công ty cũ?”
Trả lời câu hỏi này khá phức tạp. Câu trả lời này phải phản ánh được cá tính, mục tiêu, quá khứ và tương lai của Quý vị và cả việc Quý vị có say mê công việc hay không. Trong khi nói, Quý vị nên thiên về đặc điểm quan trọng của cá tính. Khi nói về việc thăng tiến, Quý vị sẽ thể hiện được kết quả của quá trình phấn đấu chăm chỉ, thành tích và cơ hội tốt của Quý vị.
Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói qua về việc giải quyết những vấn để gai góc của mình?”
Người phỏng vấn hỏi Quý vị câu này là muốn tìm hiểu khả năng, đặc biệt là khả năng phân tích của Quý vị. Khi xử lý vấn đề khó khăn, tôi thường chia thành 4 bước. Một là, xem xét vấn đề.Hai là, nêu ra những biện pháp giải quyết. Ba là, tính toán sự được mất của mỗi một biện pháp giải quyết và xác định ra phương án tốt nhất. Bốn là, tôi phản ánh vấn đề này với cấp trên đồng thời nêu ra phương án của mình và ghi nhận những ý kiến khác của các đồng sự. Sau đó Quý vị hãy nêu ra một ví dụ thực tế về một vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó.

Câu hỏi: “Trong công việc trước kia, anh (chị) đã có những quyết định và biện pháp nào?”
Câu trả lời của Quý vị nên đề cập đến sự thật: Những quyết định của Quý vị đều căn cứ vào công việc cụ thể. Có thể người phóng vấn sẽ muốn tìm hiểu thêm Quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào, và cũng muốn biết xem Quý vị có vượt quyền hạn hay không. Đây là một cơ hội tốt để Quý vị thể hiện thành tích của mình, tuy nhiên đối với công việc thì Quý vị cần phải chừng mực hơn một chút.
Ví dụ: “Khi phụ trách bộ phận thu mua, công việc của tôi luôn đảm bảo để mọi người được nhận thông tin một cách kịp thời. Quy định của công việc này rất nghiêm ngặt, các quyết định của tôi không có gì khó khăn. Hơn một năm trước, tôi đã chú ý rằng: Vào 10h00sáng mỗi ngày khi tôi đi phân phát các giấy tờ thì công việc của những người khác phải dừng lại 20 phút. Tôi lấy một ví dụ và báo cáo lại với cấp trên. Sếp của tôi đã thống nhất với tổng giám đốc và từ đó về sau tôi sẽ đi phân phát các giấy tờ vào trước giờ ăn trưa. Ông tổng giám đốc cho rằng, tôi đã chú ý nâng cao hiệu quả công việc tiết kiệm thời gian, ông ấy mong rằng tất cả mọi người trong Công ty, ai cũng sẽ có được ý thức này”.

Câu hỏi: “Anh (chị) tìm việc trong bao nhiêu lâu?”
Nếu như Quý vị đang có việc làm thì trả lời thế nào cũng không quan trọng. Quý vị chỉ cần nói là Quý vị muốn tìm một công việc, một Công ty phù hợp với bản thân mình, tìm kiếm những cơ hội và thách thức mới. Nếu như Quý vị đang đợi xin việc thì trả lời như thế nào lại trở nên vô cùng quan trọng. Quý vị sẽ không giành được điểm nào nếu trả lời tùy tiện. Vì vậy, Quý vị chỉ nên trả lời là đã tìm việc khoảng nửa năm hoặc lâu hơn một ít thôi, và hãy nhớ thêm vào những câu như: “Tôi đã tìm việc làm hơn 2 năm rồi. Trong khoảng thời gian ấy cũng có người giới thiệu việc làm cho tôi và cũng có Công ty đã đồng ý nhận, nhưng tôi luôn cho rằng công việc phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân mỗi người là vô cùng quan trọng, nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng" .
Câu hỏi: “công việc của chúng tôi hiện nay có thể so sánh với các công việc trước đây mà anh (chị) đã làm hay không?”
Quý vị không cần phải nghiền ngẫm xem dụng ý của người phỏng vấn là gì mà có thể thẳng thắn nói: “Không có công việc nào hoàn toàn giống công việc nào. công việc hiện nay tất nhiên là khác với nhũng công việc tôi đã từng làm”. Nếu người đối diện cần Quý vị giải thích rõ ràng hơn, Quý vị hãy nói: “Để trả lời câu hỏi của Quý Anh/Chị được kỹ càng tôi xin hỏi một vài vấn đề liên quan đến công việc của Quý Công ty”.
Về Đầu Trang Go down
 
các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (PHẦN 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phần cuối)
» các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (phân2)
» 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí
» In Hóa Đơn GTGT trong 7 ngày
» In name card phong thủy tại www.nhatnguyencorp.com

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ĐHK5 - QUẢN TRỊ 1 :: Học Tập :: Kỹ Năng Mềm-
Chuyển đến